Đà Nẵng : 20-04-2024 Mục đích và nội dung hoạt động của Trường Chuyên Biệt Tương lai là nhằm đề cao quyền và sự tham gia của thanh thiếu niên khiếm thính và gia đình họ, để họ có thể phát triển đầy đủ tiềm năng và hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Phân công nhiệm vụ năm học
Cơ sở vật chất
Kế hoạch công tác
Thông tin - thông báo nội bộ
Lời ngỏ
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Hoạt động đoàn đội
Tin tức sự kiện
Hoạt động chăm sóc-giáo dục
Hướng nghiệp dạy nghề
Can thiệp sớm
Đào tạo bồi dưỡng
Trao đổi kinh nghiệm
Thời khóa biểu
Kết quả học tập
Hoạt động ngoại khóa
Tấm gương sáng
Bài giảng điện tử
Từ điển hình ảnh
GIỚI THIỆU - Kế hoạch công tác
Qui chế Dân chủ cơ sở trong hoạt động của nhà trường

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT TƯƠNG LAI                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số / KH - CBTL                                                                    Đà nẵng, ngày 15 tháng 09 năm 2012

Quy chế

Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

( Ban hành kèm theo quyết định số ngày 15 tháng 9 năm 2012)

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường

1. Đề ra quy chế dân chủ trong nhà trường là nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều được Luật giáo dục quy định theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”trong các hoạt động của nhà trường thong qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho công dân, cơ quan tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra đón góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.

2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tài năng trí tuệ của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, đội ngủ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự , kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và của Nhà nước.

Điều 2: Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường.

1. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.

2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.

3. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ, cản trở việc thi hành công vụ ở nhà trường, làm những việc ảnh hưởng uy tín và hoạt động của nhà trường.

Điều 3: Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường chuyên biệt Tương Lai. Nếu có sự thay đổi, bổ sung phải thong qua hội đồng Giáo dục nhà trường.

CHƯƠNG II: THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG

Mục I:

Trách nhiệm của hiệu trưởng

Điều 4: Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường.

Hiệu trưởng có trách nhiệm:

1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ các hoạt động của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, cán bộ, công chức, của học sinh trong quy chế này.

3. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của những cá nhân ,tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết theo chế độ , chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của hiệu trưởng thì phải thong báo cho cá nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.

4. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm.

Tại cuộc họp định kỳ , Hiệu trưởng đánh giá việc thực hiện công việc thời gian qua, lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên và định ra những công việc chủ yếu trong thời gian tới.

5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước, công khai các quyền lợi, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với giáo viên, cán bộ công chức, học sinh.

6. Gương mẫu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường như: cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.

7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.

8. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.

9. Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.

10. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước .

Điều 5: Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định.

1. Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt khác của nhà trường trong năm học

2. Những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường.

3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ, công chức.

4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường.

5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế nhà trường

6. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ của năm học

Mục 2:

Trách nhiệm của giáo viên, cán bộ, công chức

Điều 6: Giáo viên, cán bộ, công chức trong nhà trường có trách nhiệm:

1.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền của giáo viên theo quy định của luật giáo dục.

2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại điều 5 quy chế này.

3. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cử quyền, quan lieu và các hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.

4. Thực hiện đúng những quy định theo pháp lệnh cán bộ, công chức, pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thức hiện tiết kiệm.

5. Giữ gìn phẩm chất uy tín, danh dự của giáo viên, cán bộ, công chức, tôn trọng đồng nghiệp và học sinh, bảo vệ uy tín của nhà trường.

Điều 7. Những việc giáo viên, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đối với giáo viên, cán bộ công chức

2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường

3. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy ddinghj của luật khiếu nại, tố cáo

4. Công khai các khoản đóng góp của học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán, theo quy định hiện hành

5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, cán bộ công chức và học sinh

6. Việc thực hiện hợp đồng, tuyển dụng, chuyển ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, đề bạt, khen thưởng, kỉ luật

7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi, quy chế xét tốt nghiệp từng năm học

8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hằng năm

Mục 3:

Những việc học sinh cần biết và tham gia ý kiến

Điều 8.Những việc học sinh được biết

1. Chủ trương, chế độ chính sách nhà nước, các nghành và những quy định của nhà trường đối với học sinh

2. Những thông tin liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các hoạt động đóng góp theo quy định

3. Chương trình rèn luyện, kế hoạch tổ chức cho học sinh phấn đấu thành đội viên ưu tú, cháu ngoan Bác Hồ của đội Thiếu Niên tiền Phong Hồ Chí Minh trong nhà trường

Điều 9: Những việc học sinh được tham gia ý kiến:

1. Nội quy, quy định của lớp, nhà trường có liên quan đến học sinh

2. Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến học sinh

3. Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực theo quy định của bộ, việc khen thưởng, kỉ luật liên quan đến học sinh

Mục 4:

Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục

Điều 10. Trách nhiệm của nhà trường

Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:

1. Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và nội dung liên quan đến trách nhiệm của học sinh, giáo viên, cán bộ, công chức nhà trường

2. Thông báo công khai về những quy định về tuyển sinh, nội dung quy chế học tập, tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỉ luật, xếp loại

3. Định kì ít nhất trong 1 năm có 2 lần, tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ học sinh để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, thông báo kết quả học tập rèn luyện học sinh

4. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của học sinh và các bậc cha mẹ học sinh để phản ánh cho hiệu trưởng.

5. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà Nước đối với học sinh, giáo viên, cán bộ, công chức nhà trường.

6. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác ( qua mail, điện thoại…) để cá nhân tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.

7. Giải đáp các ý kiến và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.

Mục 5:

Trách nhiệm của các đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường

Điều 11. Trách nhiệm các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường

Tổ trưởng các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường như tổ bộ môn, tổ chuyên môn, nghiệp vụ là người đại diện cho tổ có trách nhiệm:

1. Tham mưu, đề xuất những biện pháp giúp Hiệu Trưởng thực hiện tốt những quy định của quy chế này.

2. Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong tổ.

3. Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong tổ, giữa các tổ với nhau và giữa tổ với nhà trường, thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của từng tổ và những quy định của luật giáo dục, điều lệ nhà trường.

Điều 12. Trách nhiệm các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường

Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:

1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường

3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị Hiệu Trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được.thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành cấp quan lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết

Điều 13. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường

Ban đại diện học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau:

1. Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những vấn đề liên quan đến học sinh.

2. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh hưởng hoặc nghĩa vụ đóng góp theo quy định.

3. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phương

4. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đỏi đóng góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường

CHƯƠNG III: QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 14. Nhà trường với các cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kì đúng quy định, kịp thời và trung thực.

1. Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết.

2. Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý phê bình đối với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. Trong khi ý kiến phản ánh trên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.

Điều 15. Quan hệ của nhà trường đối với chính quyền địa phương

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết các công việc liên quan đến cộng tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của học sinh.

CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu Trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện cụ thể hóa những quy định trong quy chế này cho phù hợp với thực tế nhà trường trong từng giai đoạn của năm học

Điều 17. Các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, vận động thành viên của mình thực hiện quy chế này.

Điều 18. Nhà trường, các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực tốt quy chế này sẽ được khen thưởng, vi phạm quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

                                                                                                             Hiệu Trưởng

                                                                                Trần Bích Thủy

 
  CÁC TIN KHÁC
Công tác tuần 9 năm 2020 ( (03-12-2020 08:22:10)
Công tác tháng 11 năm 2020 (03-12-2020 08:17:50)
Công tác tháng 10 năm 2020 (03-12-2020 07:41:46)
Công tác tháng 9 năm 2020 (02-12-2020 15:37:06)
 
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bản quyền của Trường chuyên biệtTương Lai
Địa chỉ : 22 Trần Bình Trọng - Quận Hải Châu - Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3897388 *  Email : tuonglaisc@dng.vnn.vn