Đà Nẵng : 24-11-2024 Mục đích và nội dung hoạt động của Trường Chuyên Biệt Tương lai là nhằm đề cao quyền và sự tham gia của thanh thiếu niên khiếm thính và gia đình họ, để họ có thể phát triển đầy đủ tiềm năng và hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Phân công nhiệm vụ năm học
Cơ sở vật chất
Kế hoạch công tác
Thông tin - thông báo nội bộ
Lời ngỏ
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Hoạt động đoàn đội
Tin tức sự kiện
Hoạt động chăm sóc-giáo dục
Hướng nghiệp dạy nghề
Can thiệp sớm
Đào tạo bồi dưỡng
Trao đổi kinh nghiệm
Thời khóa biểu
Kết quả học tập
Hoạt động ngoại khóa
Tấm gương sáng
Bài giảng điện tử
Từ điển hình ảnh
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - 0
Góc độ nhìn nhận về nghệ thuật của học sinh Khuyết tật
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có một hệ thống, phương tiện tạo hình, biểu hiện, đặc trưng khác nhau.
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có một hệ thống, phương tiện tạo hình, biểu hiện, đặc trưng khác nhau.
Nét và màu là một trong những yếu tố, thuộc tính, ngôn ngữ đặc trưng, cơ bản của nghệ thuật hội họa.
Đối với mỗi con người bình thường họ cảm nhận và thể hiện một bức tranh qua đường nét, ý tưởng màu sắc cũng là vấn đề không đơn giản chút nào.
Đối với trẻ khuyết tật điều này tạo hóa đã ban cho các em. Các em khuyết tật thính giác sẽ không nghe được, không nói trọn vẹn được bởi vậy nét và màu trong tranh giúp các em thể hiện tâm tư tình cảm của mình qua màu sắc và nét vẽ mà thế giới màu huyền diệu và lung linh đó cũng giúp các em nhận thức và cảm thụ bằng thị giác.
Dạy Mỹ thuật trong trường phổ thông nói chung, trường chuyên biệt nói riêng, không phải đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà là giúp các em biết cách cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống và biết cách tự tạo ra cái đẹp, tính sáng tạo cho cuộc sống.
Hiện nay với sự hình thành và phát triển giáo dục thẩm mỹ ở học sinh khuyết tật nói chung và học sinh khiếm thính nói riêng là muộn và chậm so với học sinh bình thường cùng độ tuổi. Nếu không được can thiệp giáo dục phù hợp, những kỹ năng nhận thức tư duy trẻ có thể bị phát triển lệch hướng. Điều này làm cho học sinh khiếm thính gặp nhiều khó khăn hoặc không được sự chấp nhận cho những nỗ lực hòa nhập cộng đồng.
Là một giáo viên dạy Mỹ Thuật tôi thiết nghĩ mình cần phải làm gì để giúp các em cảm thụ được cái đẹp thông qua bộ môn vẽ tranh. Với những phương pháp và cách hướng dẫn mà tôi đã được học, được đào tạo tôi đã áp dụng vào thực tế để giảng dạy giúp các em cảm nhận được những gì mà tật khiếm khuyết của các em mang lại.
Tuy nhiên những yêu cầu kiến thức và kỹ năng nhận thức về thẩm mỹ của học sinh khiếm thính hiện nay hầu như còn rất hạn chế với những khó khăn đặc thù do khuyết tật gây nên. Mặc dù nhiều học sinh khiếm thính có một số kỹ năng nhất định.

Định hướng:

Để giúp các em thêm vững vàng, tự tin hơn trong học tập môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng. Tôi đã cho các em xem kỹ từng bức tranh theo đề tài để tự nói lên suy nghĩ của mình – Và từ đó mỗi bức tranh, ít nhiều đã tạo cho các em những ấn tượng. Đó là nét độc đáo của nghệ thuật và sự phong phú của bố cục, đường nét và màu sắc có thể tạo sự rung cảm, lắng đọng trong lòng mỗi em.
Màu sắc biểu hiện tình cảm của người vẽ truyền đến người xem bằng cảm nhận vui, buồn, hờn, giận….màu sắc trong tranh có chức năng truyền cảm. Trong việc dùng màu để vẽ tranh thì độ đậm nhạt là vấn đề then chốt. Độ đậm nhạt tạo nên xa gần, sáng tối, gợi hình khối trong không gian. Vậy khi sử dụng màu sắc trong tranh, ta phải tìm và tạo ra một sự hòa hợp và sinh động giữa các màu trong một bức tranh. Một bức tranh đẹp cũng rất cần đến sự phối hợp hài hòa của màu sắc.
Trong quá trình giảng dạy, từ những chất liệu màu quen thuộc như: màu nước, màu sáp thường, chì màu……các em đã thể hiện những cách vẽ màu khác nhau nhưng tôi chưa thật sự hài lòng về ý tưởng cũng như tính sáng tạo của các em. Những bức tranh như ẩn chứa điều gì chưa thể hiện rõ khó mà cảm nhận, hoặc chưa toát lên ý tưởng mà các em cần vẽ, do đó môn mỹ thuật không thể thiếu đối với các em. Tôi đã áp dụng dạy môn mỹ thuật cho học sinh khiếm thính tại trường Chuyên Biệt Tương Lai, theo các trình độ cơ bản của cấp tiểu học từ năm 2005 đến nay và các em đã đạt được giải trong các cuộc thi của thành phố và toàn quốc tổ chức như sau:
- Cuộc thi vẽ tranh "Kỷ niệm 10 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung Ương” do thành đoàn tổ chức đã đạt được một giải nhất, trong năm học : 2005-2006
- Cuộc thi vẽ tranh về An Toàn Giao Thông do TOYOTA tổ chức đã đạt được giải ba, trong năm học : 2006-2007
- Cuộc thi vẽ tranh Dành Cho Thiếu Nhi Châu Á do Hiệp hội UFJ ngân hàng Nhật Bản tổ chức đã được triển lãm tại TOKYO và in bưu thiếp của 30 bức đại diện cho đất nước Việt Nam trong đó có 17 bức in bưu thiếp trong số này có bức của học sinh khiếm thính của trường, trong năm học: 2006-2007
- Cuộc thi vẽ tranh Giới thiệu về Quê Hương Đất Nước Của em (dành cho học sinh khuyết tật) do Hội Plain cùng với Báo Nhi Đồng tổ chức đã đạt được 4 giải (1 giải nhất, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích), trong năm học: 2006-2007
- Cuộc thi vẽ tranh Dành Cho Thiếu Nhi Châu Á do Hiệp hội UFJ ngân hàng Nhật Bản tổ chức đã được triển lãm 2 bức tại TOKYO và một bức in bưu thiếp, trong năm học: 2007-2008

Qua kết quả đã đạt được do đó việc nghiên cứu lý thuyết và áp dụng thực tế đã giúp cho học sinh khiếm thính nắm thêm kiến thức, phát triển tư duy. Đặc biệt là giáo dục cho các em có thêm tính kiên trì trong học tập và cuộc sống, qua đó khẳng định được tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc học môn mỹ thuật và đánh giá được mức độ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ giáo dục thẩm mỹ ở trường học của học sinh khiếm thính.

Sau nhiều năm giảng dạy học sinh khuyết tật nhất là học sinh khiếm thính, tôi nhận thấy các em có một sự bù trừ rõ rệt: các em bị tật khiếm thính nhưng ngược lại các em có cặp mắt rất tinh tế, tri giác rất tốt cùng với năng khiếu thể hiện qua đôi bàn tay. Dựa vào đặc điểm nói trên chúng ta hãy theo dõi đánh giá mức độ cảm nhận và thể hiện của từng em để sau này định hướng nghề cho các em và tạo điều kiện cho các em có cơ hội học tập tốt hơn, xây dựng được niềm tin và phát triển khả năng hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

NGƯỜI VIẾT: Đoàn Phi Hổ
 
  CÁC TIN KHÁC
Những lời đầu năm (02-02-2012 09:45:14)
Chuyên đề 2 (25-02-2011 10:32:35)
Chuyên đề 1 (25-02-2011 10:33:02)
 
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bản quyền của Trường chuyên biệtTương Lai
Địa chỉ : 22 Trần Bình Trọng - Quận Hải Châu - Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3897388 *  Email : tuonglaisc@dng.vnn.vn