Đà Nẵng : 23-11-2024 Mục đích và nội dung hoạt động của Trường Chuyên Biệt Tương lai là nhằm đề cao quyền và sự tham gia của thanh thiếu niên khiếm thính và gia đình họ, để họ có thể phát triển đầy đủ tiềm năng và hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Phân công nhiệm vụ năm học
Cơ sở vật chất
Kế hoạch công tác
Thông tin - thông báo nội bộ
Lời ngỏ
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Hoạt động đoàn đội
Tin tức sự kiện
Hoạt động chăm sóc-giáo dục
Hướng nghiệp dạy nghề
Can thiệp sớm
Đào tạo bồi dưỡng
Trao đổi kinh nghiệm
Thời khóa biểu
Kết quả học tập
Hoạt động ngoại khóa
Tấm gương sáng
Bài giảng điện tử
Từ điển hình ảnh
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - 0
Hình thành kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ
Một trong những mục tiêu cơ bản trong việc giáo dục trẻ KTTT là hình thành kỹ năng sống cho các em, tạo cơ hội cho các em có cuộc sống độc lập. Từ những cơ sở đó các em có điều kiện hòa nhập với cuộc sống cộng đồng xã hội.
Trong các giáo trình giảng dạy cho trẻ KTTT mà chúng tôi được biết đều lấy kỹ năng sống làm mục tiêu. Đối với chương trình dạy trẻ KTTT của Trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt ( Viện KHGD Việt Nam ), thì chương trình giảng dạy cho trẻ KTTT, môn kỹ năng sống được phân thành 3 phân môn: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội. Đây là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy trẻ KTTT, còn các môn học khác mang tính bổ trợ kiến thức. VD: Môn Tiếng Việt bổ trợ cho phân môn kỹ năng giao tiếp, môn toán bổ trợ cho phân môn kỹ năng xã hội, môn TNXH bổ trợ cho phân môn kỹ năng tự phục vụ, hoặc môn thể dục bổ trợ cho phân môn kỹ năng vận động thô, vận động tinh.
Trong quá trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh KTTT chúng ta cần phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học mang tính tích hợp trong các môn học như: Phương pháp xâu chuỗi, phương pháp phân tích nhiệm vụ...
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu qui trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh KTTT tại trường chuyên biệt Tương Lai – Đà Nẵng.
Qui trình hình thành KỸ NĂNG gồm có 4 giai đoạn sau:
I.Giai đoạn tiếp thu: Là giai đoạn trẻ học kỹ năng mới. Giai đoạn này được chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn tiếp thu 1: Là giai đoạn trẻ nhận ra, chỉ ra được kỹ năng đó bằng cách gọi tên hoặc trẻ đưa ra kí hiệu biểu hiện trẻ nhận biết được kỹ năng đó. Giáo viên mô tả, ý nghĩa và các tình huống cần sử dụng kỹ năng. Chúng ta có thể sử dụng hình ảnh, tranh biểu tượng hoặc phim ảnh để học sinh nhận biết kỹ năng mà chúng ta đang chuyển tải đến các em. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, do đó giáo viên cần phải phân tích nhiệm vụ ra từng bước nhỏ để học sinh dễ nhận ra được công việc để thực hành nhiệm vụ đó.( Giai đoạn nầy mang tính giới thiệu cho học sinh nhận biết kỹ năng chứ chưa yêu cầu thực hiện học sinh thực hiện ).
Giai đoạn tiếp thu 2: Là giai đoạn trẻ hiểu được kỹ năng đó. Giáo viên mô tả các bước thực hiện kỹ năng. Giai đoạn nầy là giai đoạn vô cùng khó, do đó giáo viên phải phân tích nhiệm vụ ra càng nhỏ càng tốt và các nhiệm vụ đó phải giải quyết từng bước một, chậm rãi ( kể cả cách làm và lời nói ).
Giai đoạn tiếp thu 3: Là giai đoạn trẻ biết áp dụng kỹ năng đó thực hiện trong tình huống mẫu. Giáo viên thiết kế và đưa ra các bài luyện tập để trẻ thực hành trong các tình huống mẫu. Giai đoạn này giáo viên là người cung cấp toàn bộ thông tin về kỹ năng đó. Giáo viên chú ý tới hướng dẫn kết hợp với làm mẫu, và giáo viên đóng vai trò hỗ trợ cho các em thức hiện kỹ năng ( chú ý sự hỗ trợ sẽ giảm dần)
II. Giai đoạn duy trì: Là giai đoạn trẻ sử dụng kỹ năng đó trong một vài tình huống quen thuộc. Tuy nhiên có lúc đúng, lúc sai.
Trong giai đoạn này giáo viên tạo điều kiện cho học sinh thể hiện trong những tình huống thực, đơn giản. Giáo viên cần chú ý đến độ chính xác và tần xuất sử dụng kỹ năng.
III. Giai đoạn thuần thục: là giai đoạn trẻ sử dụng thành thạo trong những tình huống quen thuộc.
Giai đoạn này giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ thể hiện trong những tình huống thực khác nhau, phức tạp. Giáo viên cần chú ý đến tốc độ thể hiện kỹ năng.
IV. Giai đoạn khái quát: Là giai đoạn sử dụng thành thạo trong mọi tình huống.
Giai đoạn này giáo viên cho trẻ tự đánh giá về cách thể hiện kỹ năng của mình. Giáo viên chú ý tới khả năng sáng tạo trong việc cải thiện chất lượng kỹ năng của trẻ.
Ở mỗi giai đoạn có nhiều yêu cầu, do đó người giáo viên cần linh hoạt thiết kế lên những bài tập động, mang tính rèn luyện kỹ năng để những kiến thức vừa học được khắc sâu hơn. Trong 1 tiết học giáo viên cần cung cấp cho các em một, hai nhiệm vụ, sau đó cho học sinh thực hành hoặc thực hành dưới dạng trò chơi. Một tiết học ở chương trình giáo dục kỹ năng không nặng phần kiến thức mà năng phần thực hành các kỹ năng vừa học và tiết học kỹ năng phải vui nhộn nhẹ nhàng lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia vào tiết học.
Mức độ tiếp thu của các em chậm, sự phát triển của các em không phải ngày một. ngày hai là thấy được, có khi một tháng, hai tháng, hoặc cả học kỳ… Do đó là giáo viên dạy trẻ KTTT cần phải kiên nhẫn, chờ đợi và cần đưa ra các bài tập theo chiều phát triển để kỹ năng các em học học được khắc sâu hơn.
Rất mong được sự góp ý chia sẻ của các thầy cô giáo và các bạn.

                                                                              Nguyễn Duy Tuyên

                                         ( P. Hiệu trưởng – Trường chuyên biệt Tương Lai - Đà Nẵng )

 
  CÁC TIN KHÁC
Những lời đầu năm (02-02-2012 09:45:14)
Chuyên đề 2 (25-02-2011 10:32:35)
Chuyên đề 1 (25-02-2011 10:33:02)
 
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bản quyền của Trường chuyên biệtTương Lai
Địa chỉ : 22 Trần Bình Trọng - Quận Hải Châu - Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3897388 *  Email : tuonglaisc@dng.vnn.vn