Đà Nẵng : 22-12-2024 Mục đích và nội dung hoạt động của Trường Chuyên Biệt Tương lai là nhằm đề cao quyền và sự tham gia của thanh thiếu niên khiếm thính và gia đình họ, để họ có thể phát triển đầy đủ tiềm năng và hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Phân công nhiệm vụ năm học
Cơ sở vật chất
Kế hoạch công tác
Thông tin - thông báo nội bộ
Lời ngỏ
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Hoạt động đoàn đội
Tin tức sự kiện
Hoạt động chăm sóc-giáo dục
Hướng nghiệp dạy nghề
Can thiệp sớm
Đào tạo bồi dưỡng
Trao đổi kinh nghiệm
Thời khóa biểu
Kết quả học tập
Hoạt động ngoại khóa
Tấm gương sáng
Bài giảng điện tử
Từ điển hình ảnh
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Đào tạo bồi dưỡng
Dạy Kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật trí tuệ
Ngày nay, giáo dục trẻ khuyết tật không còn được xem là một việc làm từ thiện nữa. Điều này xuất phát từ Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em: “Tất cả mọi trẻ em sinh ra đều được quyền đi học”.

 

I. Dạy kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) rất cần thiết và quan trọng:

- Ngày nay, giáo dục trẻ khuyết tật không còn được xem là một việc làm từ thiện nữa. Điều này xuất phát từ Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em: “Tất cả mọi trẻ em sinh ra đều được quyền đi học”. Trẻ KTTT cũng vậy, cũng có quyền học tập, vui chơi như bao trẻ em bình thường khác. Nhưng việc học của trẻ KTTT lại có sự khác biệt so với trẻ em bình thường.
- Do bị hạn chế về trí tuệ nên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ bản thân. Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Đa số trẻ KTTT gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các môn học vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên. Do đó, trẻ KTTT phải được học theo chương trình phù hợp với trình độ cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phát triển theo chiều hướng khác so với trẻ bình thường.
- Mục đích của giáo dục đặc biệt ở các trường Chuyên biệt dành cho trẻ KTTT là giúp trẻ chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống tương lai của trẻ. Tại trường Chuyên biệt trẻ cũng được học các kỹ năng đọc, viết và làm toán đế có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ có thể học được một phần nào đó của các kỹ năng này. Thậm chí có trẻ hoàn toàn không có khả năng học được các kỹ năng đó. Nhưng riêng việc học kỹ năng tự chăm sóc cơ bản lại cần thiết và quan trọng hơn cho bản thân trẻ KTTT. Vì vậy, chương trình dạy cho trẻ phải mang tính “chức năng” và chương trình này chủ yếu tập trung vào dạy kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội nhằm hình thành cho trẻ khả năng sống càng độc lập càng tốt, giúp trẻ có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là cần thiết và quan trọng.
- Hiện nay, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đang tiến hành biên soạn và thử nghiệm chương trình 7 năm bậc học Tiểu học cho trẻ KTTT. Trong đó chú trọng và tập trung chủ yếu vào 3 phân môn nhằm hình thành các kỹ năng cần thiết cho trẻ đó là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội.
- Nội dung trong môn kỹ năng sống (Bao gồm 3 phân môn: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội) nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết gắn với đời sống hàng ngày của trẻ KTTT. Nó là một phương tiện hữu ích, là “hành trang” bổ ích để trẻ bước vào đời và tự tin hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Đây là điều thiết yếu nhất cho nên dạy kỹ năng sống cho trẻ KTTT là phù hợp, là cần thiết, là chính đáng và cần phải thực hiện ngay lập tức để đáp ứng đúng nhu cầu và khả năng của trẻ.
II. Xây dựng chương trình giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ:
Dạy kỹ năng sống cho trẻ KTTT là rất cần thiết và quan trọng. Do vậy, để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu bài thì GV phải chuyển tải nội dung bài học đến trẻ một cách gần gũi, đơn giản, khoa học và thực tế nhất. Chính vì thế, đòi hỏi người GV phải có phương pháp giảng dạy phù hợp. Và điều quan trọng nhất là người giáo viên phải biết được khả năng nhận thức của trẻ và các kỹ năng mà trẻ có, những kỹ năng nào trẻ cần phải học, những kỹ năng nào ưu tiên dạy trước và kỹ năng nào dạy sau. Đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân trẻ. Có được điều đó giáo viên phải có thời gian quan sát, tìm hiểu, đánh giá trẻ, để xây dựng chương trình giảng dạy.
Để chọn được cách tiếp cận phù hợp, ta phải xem xét các yếu tố sau:
· Nhu cầu của trẻ
· Nguyện vọng của cha mẹ trẻ
· Tuổi thực của trẻ và thời gian còn lại của trẻ ở trong trường học
· Môi trường hiện tại và tương lai của trẻ
· Tốc độ học các kỹ năng học đường của trẻ
· Nhu cầu của trẻ về các kỹ năng khác.
III. Xây dựng chương trình giảng dạy dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ hoạt động giáo dục theo các chủ đề:
Trẻ KTTT chậm nhớ, mau quên dẫn đến việc học các môn học gặp rất nhiều khó khăn vì khả năng ghi nhớ kém. Do đó, trẻ KTTT phải được học theo trực quan hành động. Chính vì vậy, khi dạy trẻ chúng ta cần áp dụng phương pháp trực quan hành động, nhằm khắc phục khả năng ít tập trung, ít chú ý của trẻ. Và xây dựng chương trình giảng dạy trẻ, chúng ta chọn những chủ đề xung quanh trẻ, gần gũi với trẻ để giảng dạy cho trẻ.
Ví dụ: Giảng dạy chủ đề bản thân, chúng ta xây dựng các mạng nội dung theo các phân môn trong môn học kỹ năng sống, cụ thể như:

Trên cơ sở chủ đề học, phân môn học, trình độ nhận thức, khả năng thực hiện các kỹ năng của trẻ. Chúng ta xây dựng lên nội dung giảng dạy các kỹ năng cho học sinh KTTT, cụ thể như sau: 

Phân môn
KN TỰ PHỤC VỤ
Phân môn
KN GIAO TIẾP
Phân môn
KN XÃ HỘI
TNXH
GIÁO DỤC TẬP THỂ
- KN ăn uống
- KN cầm thìa
- KN bưng bát
...
- Em tên là...
- Ký hiệu của em.
- Chỗ ngồi của em
- Làm quen
- Cùng chơi.
-
- Cơ thể tôi.
- Cơ thể tôi. (Tiếp)
- Trò chơi: Con thỏ.

- KN đi vệ sinh...

- Lớp em…
- Thầy, cô...
- Đồ dùng..

-Các bạn trong lớp

- Chức năng cơ bản của các bộ phận cơ thể.
- Trò chơi: Đưa tay ra nào...

- KN mặc áo, quần

- Trường em…
(Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng...)

- Hoạt động của trường.

- Chức năng cơ bản của các bộ phận cơ thể.

 
Trong khi xây dựng nội dung giảng dạy 3 phân môn (Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội), giáo viên cần có sự tích hợp nội dung vào 3 phân môn đó, các kỹ năng được lặp đi, lặp lại thường xuyên nhằm củng cố những kỹ năng vừa học và để trẻ được khắc sâu hơn. Còn môn TNXH và giáo dục tập thể là môn học mang tính bổ trợ kiến thức để phục vụ cho 3 phân môn học trong môn học kỹ năng sống.
Đối với trẻ KTTT chúng ta cần xây dựng các chủ đề về bản thân, gia đình, nhà trường, nơi công cộng. Tuỳ thuộc và khả năng của trẻ chúng ta có thể mở rộng chủ đề để phù hợp với sự phát triển và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Và chúng ta có thể nâng cao với các chủ đề: Phương tiện giao thông, động vật, thực vật, các đồ dùng trong nhà...
Như mọi trẻ khác, trẻ KTTT thường xuyên giao tiếp trao đổi với những người xung quanh trong cộng đồng. Hoạt động này sẽ giúp trẻ hiểu mình, hiểu người và khẳng định được vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế về môi trường và bản thân, trẻ KTTT thường từ chối các mối tương tác xã hội nên trẻ bị đánh giá thấp, tự cô lập và trở nên xa lạ với mọi người xung quanh. Việc hình thành và phát triển kỹ năng sống sẽ tạo cơ hội cho trẻ KTTT có điều kiện và có cơ hội hoà nhập tốt hơn vào cuộc sống cộng đồng. Những người làm công tác trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt chúng ta phải biết kích thích trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được giao tiếp, được vận động và được làm việc như những trẻ bình thường để khả năng nhận thức của trẻ được phát triển nhanh hơn.
                                                                                                                                                   Trương Thị Hồng Nga
                                                                                                                                          (Tổ trưởng tổ khuyết tật trí tuệ)
 
  CÁC TIN KHÁC
 
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bản quyền của Trường chuyên biệtTương Lai
Địa chỉ : 22 Trần Bình Trọng - Quận Hải Châu - Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3897388 *  Email : tuonglaisc@dng.vnn.vn