Đà Nẵng : 23-11-2024 Mục đích và nội dung hoạt động của Trường Chuyên Biệt Tương lai là nhằm đề cao quyền và sự tham gia của thanh thiếu niên khiếm thính và gia đình họ, để họ có thể phát triển đầy đủ tiềm năng và hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Phân công nhiệm vụ năm học
Cơ sở vật chất
Kế hoạch công tác
Thông tin - thông báo nội bộ
Lời ngỏ
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Hoạt động đoàn đội
Tin tức sự kiện
Hoạt động chăm sóc-giáo dục
Hướng nghiệp dạy nghề
Can thiệp sớm
Đào tạo bồi dưỡng
Trao đổi kinh nghiệm
Thời khóa biểu
Kết quả học tập
Hoạt động ngoại khóa
Tấm gương sáng
Bài giảng điện tử
Từ điển hình ảnh
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Tin tức sự kiện
Qui chế phối hợp giữa Hiệu trưởng và Ban chấp hành công đoàn
Thực hiện luật công đoàn ngày 30/06/1990 và nghị định số 133/HĐBT ngày 24/04/1999. Thông tư liên tịch số 2/TTLT ngày 8/05/1992 của Bộ GDĐT và CĐGD-VN về quy định mối quan hệ phối hợp công tác giữa chính quyền và công đoàn. Ban chấp hành Công đoàn và Hiệu trưởng trường Chuyên biệt Tương lai ban hành quy chế mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn& chính quyền như sau:

1. Nguyên tắc:

Quan hệ giữa chính quyền và công đoàn là quan hệ bình đẳng hợp tác tôn trọng tính độc lập của mỗi bên dựa trên chức năng vị trí vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi bên.

Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lý có liên quan đến trách nhiệm quyền lợi đoàn viên, cán bộ công chức phải bàn bạc với công đoàn.

2. Thực hiện dân chủ trong đơn vị:

- Về xây dựng kế hoạch: bàn bạc xây dựng kế hoạch và bàn biện pháp thực hiện.

- Về đại hội CC - VC: hai bên cùng có kế hoạch chuẩn bị nội dung tổ chức đại hội đầu năm học và đảm bảo 5 công khai.

- Về đề bạt CBQL, công đoàn tham gia cùng chính quyền chọn cử và đề bạt cán bộ quản lý.

3. Tổ chức quản lý phong trào thi đua:

- Thủ trưởng có trách nhiệm chỉ đạo các phong trào thi đua của đơn vị.

- Các quy định về thi đua phải có ý kiến của công đoàn kể cả nội dung, khen thưởng, kỷ luật.

- Công đoàn có trách nhiệm vận động đoàn viên thực hiện cuộc vận động " Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm " vận động đoàn viên thi đua hăng hái các mục tiêu, định mức đề ra, kết hợp phong trào thi đua "2 tốt” với các phong trào"Giỏi việc trường, đảm việc nhà ", sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa, xây dựng quỹ khen thưởng bằng nhiều nguồn.

4. Trách nhiệm của công đoàn trong việc kiểm tra giám sát và bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp, chăm lo đời sống CB-CC:

- Chính quyền và Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm phổ biến đầy đủ kịp thời về các chế độ, chính sách của nhà nước, của ngành đến đoàn viên để mọi người theo dõi, giám sát và thực hiện.

- Công đoàn tham gia các hội đồng kỷ luật, thi đua khen thưởng, xét thuyên chuyển, xét thôi việc cho giáo viên và nhân viên, trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất... với tư cách là đại diện cho tổ chức của người lao động, khi bàn việc có liên quan đến nữ thì phải cử đại diện ban nữ công cùng tham gia. Công đoàn được quyền tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với ban thanh tra kiểm tra về việc chấp hành về luật hợp đồng lao động, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng BHXH, sử dụng quỹ học phí, phúc lợi, chi phí khác phục vụ dạy và học và các chế độ chính sách khác có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động.

- Ban thanh tra trong trường hoạt động theo đúng chức năng hướng dẫn thông tư liên tịch số 62 ngày 22/05/1992 của Bộ GD - ĐT và Công đoàn GDVN.

- Công đoàn tập hợp ý kiến tham gia với chính quyền hoặc chính sách có liên quan đến chế độ chính sách của người lao động đề bạt lên cấp trên.

- Công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức tham quan học tập chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tổ chức phong trào quần chúng như văn nghệ, TDTT, hội thi công đoàn quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể có sự tham gia của thủ trưởng đơn vị.

5. Xây dựng bộ máy tổ chức của ngành và tổ chức CĐGD các cấp:

- Nhà trường tạo mọi điều kiện để Ban chấp hành công đoàn thực hiện quy chế tổ chức Công đoàn.

6. Đảm bảo điều kiện phương tiện cần thiết cho hoạt động công đoàn:

- Chính quyền cung cấp các phương tiện làm việc và tùy theo khả năng kinh phí hàng năm hỗ trợ cho công đoàn một số kinh phí để hoạt động như khen thưởng, tham quan, dã ngoại…

7. Lề lối làm việc:

- Giao ban hàng tháng, các hội nghị sơ kết, tổng kết chính quyền và công đoàn cùng phối hợp để bàn bạc thực hiện.

- Hiệu trưởng được mời dự hội nghị ban chấp hành công đoàn sơ kết, tổng kết để thông báo những công tác lớn của công đoàn và đóng góp ý kiến cho hoạt động công đoàn.

- Các phiên họp định kỳ: hàng tháng một lần. Để kiểm điểm kết quả công tác tháng trước, thông qua kế hoạch tháng này và giải quyết các kiến nghị của cán bộ công chức phản ảnh báo cáo về cấp trên.

8. Điều khoản thi hành :

Hiệu trưởng và ban chấp hành công đoàn có trách nhiệm thực hiện văn bản này. Nếu có gì cần thiết điều chỉnh thì sẽ họp để bàn bạc điều chỉnh bổ sung thêm vào văn bản.

Đà Nẵng, Ngày........tháng........năm 2012

TM. Ban chấp hành công đoàn

HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH

Trần Bích Thuỷ Lưu Văn Dũng

 
  CÁC TIN KHÁC
Lá lành đùm lá rách (08-04-2011 16:33:32)
 
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bản quyền của Trường chuyên biệtTương Lai
Địa chỉ : 22 Trần Bình Trọng - Quận Hải Châu - Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3897388 *  Email : tuonglaisc@dng.vnn.vn