Đà Nẵng : 21-11-2024 Mục đích và nội dung hoạt động của Trường Chuyên Biệt Tương lai là nhằm đề cao quyền và sự tham gia của thanh thiếu niên khiếm thính và gia đình họ, để họ có thể phát triển đầy đủ tiềm năng và hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Phân công nhiệm vụ năm học
Cơ sở vật chất
Kế hoạch công tác
Thông tin - thông báo nội bộ
Lời ngỏ
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Hoạt động đoàn đội
Tin tức sự kiện
Hoạt động chăm sóc-giáo dục
Hướng nghiệp dạy nghề
Can thiệp sớm
Đào tạo bồi dưỡng
Trao đổi kinh nghiệm
Thời khóa biểu
Kết quả học tập
Hoạt động ngoại khóa
Tấm gương sáng
Bài giảng điện tử
Từ điển hình ảnh
Ý KIẾN PHỤ HUYNH
 Vươn lên số mệnh (08-11-2011 08:40:00)

Ở quê tôi, khi tôi còn nhỏ, có một lần mẹ tôi bảo : "Hai đứa con nhà ông Ba bị câm điếc là do bị điếc không nghe được nên mới dẫn đến câm”. Đối với đầu óc còn non nớt tôi rất ngạc nhiên và không để ý tới điều đó nữa. Nhưng không ngờ mười mấy năm sau tôi lại sinh ra một đứa trẻ bị điếc.

Ngày xưa một người bị khiếm thính phải sống trong thế giới câm lặng, âm thanh dường như vô nghĩa đối với họ. Họ chỉ ra dấu, không thể giao tiếp được với mọi người. Họ ra dấu nhưng mọi người không hiểu hết được họ muốn nói gì và người ta muốn nói gì với họ. Dẫn đến tính tình của họ cáu gắt… và không muốn tiếp xúc với ai. Cuộc sống của họ thật là buồn tẻ.

Cùng với sự phát triển của nền khoa học, ngày nay con người đã tạo ra máy trợ thính, sáng lập nên chương trình can thiệp sớm, giúp cho những đứa trẻ điếc vượt lên số phận câm của mình.

Để cho một đứa trẻ thoát khỏi số phận bị câm, cha mẹ người chăm sóc trẻ là những người quyết định cho số phận đứa trẻ. Gia đình phải tích cực tham gia chương trình can thiệp sớm.

Khi người ta báo cho tôi bé Đạt bị điếc, tôi đã khóc rất nhiều. Hai vợ chồng đều tốt nghiệp đại học, kỳ vọng rất về con đã lụi tàn. Chúng tôi đến với chương trình can thiệp sớm.

Những ngày dông bão đã qua, sau hai năm mang máy trợ thính, tích cực dạy, cùng vui chơi, giao tiếp với bé, bé đã hiểu và nói nhiều, ngày càng tiến bộ. Bé đọc thuộc lòng được 4 bài thơ trong cuốn Tiếng Việt lớp 1, gọi đúng tên từng người ông bà nội ngoại, dì năm, cậu út, mợ ba, cô bảy… và tên những người hàng xóm. Kể được nhà bà ngoại có ai ? và nói theo được ý muốn của mình :

"Mẹ ơi mở cửa ra dùm Đạt”

"Mẹ ơi bật tivi dùm Đạt, số 7, 7”

"Mẹ ơi quay ăngten dùm Đạt”

"Mẹ ơi bắt đèn dùm Đạt”

Đạt nói : uống sữa, ăn mì, mua bánh, bánh mì, đổ rồi, xin lỗi mẹ…

Nhiều lúc tôi tạo ra tình huống : khen của ba đẹp, của Đạt xấu quá để Đạt cãi lại. Thay vì "xin lỗi Đạt” tôi giả bộ "xin lỗi ba” để Đạt cãi lại "xin lỗi Đạt”. Và nhiều lúc Đạt cũng chọc ghẹo lại tôi y như vậy. Khi có điện thoại của một người tôi nghe xong giả bộ nói với Đạt : "Điện thoại của bà ngoại, hỏi Đạt ăn cơm chưa, ăn cơm với cái gì, mẹ nói ăn cơm với canh chua”. Tôi nói từng tiếng đôi, chậm, rõ ràng. Tạo thành một thói quen, bây giờ, hễ tôi nghe điện thoại xong thì Đạt hỏi: "Điện thoại của ai”. Ba về Đạt kể lại : "Điện thoại của bà ngoại”.

Khi xắt thịt, Đạt chơi gần đó, tôi giả bộ nói : "Đạt ơi, đứt tay, chảy máu” để dạy Đạt. Nhờ Đạt lấy chổi quét nhà, lấy rổ giùm mẹ. Nghĩa là khi làm việc nhà, bạn cũng có thể giao tiếp với trẻ. Tất cả những đồ vật quanh mình bạn đã dạy bé nói hết được chưa ? Những gì bé nói ra chúng ta nên đáp ứng hoặc lập lại hoặc trả lời : không được, đâu có, để bé hiểu rằng lời nói của bé ta hiểu và có quan tâm, khuyến khích bé nói nhiều hơn, khởi đầu cho một thói quen giao tiếp, để có một cuộc nói chuyện thực sự sau này.

Qua bài này tôi muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh có con bị khiếm thính rằng : Trẻ bị khiếm thính rất bất hạnh nhưng trẻ sẽ không bất hạnh khi có người cha, người mẹ, người thân thiết quan tâm đến trẻ, tham gia chương trình can thiệp sớm : trang bị cho bé máy trợ thính thích hợp, cho bé mang máy thường xuyên, cùng vui chơi, trò chuyện, giao tiếp với bé. Giúp bé hiểu được lời nói, khuyến khích bé nói để diễn đạt được ý nghĩ, ý muốn của mình. Sớm đưa bé hòa nhập với thế giới cộng đồng, thoát khỏi cuộc sống tối tăm của những người bị câm điếc.
 
 CÁC Ý KIẾN KHÁC
Niềm hạnh phúc của bà (08-11-2011 08:38:49)
 
 
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bản quyền của Trường chuyên biệtTương Lai
Địa chỉ : 22 Trần Bình Trọng - Quận Hải Châu - Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3897388 *  Email : tuonglaisc@dng.vnn.vn